Ý kiến thăm dò

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
389016

Thủ tục hành chính

Thành lập cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập.
 Trình tự thực hiện
Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ:
Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ theo quy định
Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ của công dân:
a. Địa điểm tiếp nhận:
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng HĐND và UBND huyện, thị xã, thành phố.
b. Thời gian tiếp nhận:
Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 7 (trừ ngày nghỉ lễ, tết theo quy định).
c. Trình tự tiếp nhận:
    Cán bộ, công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra sự đầy đủ, tính hợp pháp, nội dung hồ sơ theo quy định của pháp luật.
1. Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận, viết Phiếu hẹn.
2. Trường hợp hồ sơ chưa đủ, không hợp lệ thì hướng dẫn điền đầy đủ thông tin trong giấy tờ, viết giấy hướng dẫn bổ sung những giấy tờ còn thiếu trong thành phần hồ sơ.
Bước 3Xử lý hồ sơ:
1. Trường hợp nội dung hồ sơ của công dân phù hợp với quy định của pháp luật.
 - Công chức Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chuyển hồ sơ cho Phòng Lao động - Thương binh và xã hội.
 - Phòng Lao động - Thương binh và xã hội tổ chức thẩm định, đánh giá sự cần thiết, cơ sở pháp lý và điều kiện thành lập cơ sở bảo trợ xã hội; các yếu tố bảo đảm cho hoạt động và tính khả thi của đề án; tác động và hiệu quả của cơ sở bảo trợ xã hội, nội dung thẩm định phải có kết luận rõ ràng, bảo đảm tính khách quan, trung thực, thẩm định có đủ điều kiện Phòng Lao động – Thương binh và xã hội dự thảo Quyết định trình Chủ tịch UBND cấp huyện ra quyết định thành lập.
 -  Chuyển quyết định về Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giao cho người nộp hồ sơ.
2. Trường hợp nội dung hồ sơ của công dân không phù hợp với quy định của pháp luật phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ biết, nội dung thông báo nêu rõ lý do không đủ điều kiện thành lập cơ sở bảo trợ xã hội.
Bước 4. Trả kết quả:
a. Địa điểm trả:
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng HĐND và UBND huyện, thị xã, thành phố.
b. Thời gian trả:
Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 7 (trừ ngày nghỉ lễ, tết theo quy định).
c . Trình tự trả .
Nhận kết quả, trường hợp ghi Phiếu hẹn thì nộp lại trước khi nhận kết quả.
Cách thức thực hiện
Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng HĐND và UBND huyện, thị xã, thành phố.
Thành phần, số lượng hồ sơ
1. Đơn xin thành lập cơ sở bảo trợ xã hội: 01 bản chính, theo mẫu.
2. Đề án thành lập cơ sở bảo trợ xã hội : 01 bản chính, theo mẫu.
3. Giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hoặc tài sản gắn liền với đất phục vụ cho hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội: 01 bản chứng thực.
4. Dự thảo quy chế hoạt động : 01 bản chính.
 * Nội dung của quy chế gồm:
 -  Trách nhiệm của Giám đốc và các Phòng chuyên môn nghiệp vụ;
 -  Trách nhiệm của cán bộ, nhân viên;
 -  Trách nhiệm, quyền lợi của đối tượng nuôi dưỡng;
 -  Cơ chế quản lý tài sản, tài chính;
 -  Những quy định có tính chất hành chính và những vấn đề liên quan khác, phù hợp với đặc điểm của loại hình cơ sở bảo trợ xã hội.
5. Sơ yếu lý lịch của Giám đốc cơ sở bảo trợ xã hội, có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc tổ chức thành lập cơ sở bảo trợ xã hội: 01 bản chính.
6. Ý kiến bằng văn bản của Uỷ ban nhân dân cấp xã trong đó nêu rõ đồng ý hay không đồng ý nơi cơ sở bảo trợ xã hội đặt trụ sở hoạt động: 01 bản chính.
Thời hạn giải quyết
Tối đa không quá 35 ngày.
Đối tượng thực hiện
Cá nhân;
Tổ chức.
Cơ quan thực hiện
Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng HĐND và UBND huyện, thị xã, thành phố.
Lệ phí
 
Tên mẫu đơn tờ khai
Yêu cầu thực hiện
Yêu cầu hoàn thành mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Đơn xin thành lập cơ sở Bảo trợ xã hội ngoài công lập.
Đề án thành lập cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập
Yêu cầu hoặc điều kiện để được cấp thủ tục hành chính:
 - Điều kiện về môi trường và vị trí: Cơ sở bảo trợ xã hội phải đặt tại địa điểm thuận tiện về tiếp cận giao thông, trường học, bệnh viện, không khí trong lành có lợi cho sức khoẻ của đối tượng; có điện, nước sạch phục vụ cho sinh hoạt.
 - Cơ sở bảo trợ xã hội phải đảm bảo các điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất sau:
1. Diện tích đất tự nhiên: Bình quân 30 m2/đối tượng ở khu vực nông thôn, 10 m2/đối tượng ở khu vực thành thị.
2. Diện tích phòng ở của đối tượng bình quân 6 m2/đối tượng. Đối với đối tượng phải chăm sóc 24/24 giờ một ngày, diện tích phòng ở bình quân 8 m2/đối tượng. Phòng ở phải được trang bị đồ dùng cần thiết phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày của đối tượng.
3. Đối với cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc, nuôi dưỡng từ 25 đối tượng trở lên phải có khu nhà ở, khu nhà bếp, khu làm việc của cán bộ nhân viên, khu vui chơi giải trí, hệ thống cấp, thoát nước, điện, đường đi nội bộ; khu sản xuất và lao động trị liệu (nếu có điều kiện).
 - Đối với cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc, nuôi dưỡng từ 10 đến dưới 25 đối tượng phải đảm bảo điều kiện cơ bản về nhà ở, nhà bếp, nhà làm việc của cán bộ nhân viên, điện, nước phục vụ sinh hoạt hàng ngày.
 - Trường hợp thuộc thẩm quyền quyết định thành lập của UBND tỉnh.
 - Trường hợp Văn bản thẩm định và đề nghị của tổ chức, đoàn thể, tôn giáo cấp tỉnh nếu là cơ sở bảo trợ xã hội của tổ chức, đoàn thể, tôn giáo thuộc thẩm quyền quyết định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
Kết quả thực hiện
Quyết định hành chính.   
Căn cứ pháp lý
 - Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 05 năm 2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội;
 -  Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương;
  -  Quyết định số 127/2007/QĐ-TTg ngày 01/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức làm việc vào ngày thứ 7 hàng tuần để tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính;
  - Thông tư số 07/2009/TT-BLĐTBXH  ngày 30 tháng 03 năm 2009 của Bộ Lao động – Thương binh và xã hộihướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội.